More
    HomeCâu lạc bộ Doanh nhânTP.HCM: Làn sóng trả mặt bằng diễn ra ngày càng mạnh khi...

    TP.HCM: Làn sóng trả mặt bằng diễn ra ngày càng mạnh khi kinh tế khó khăn cũng như thời đại livetream bán hàng lên ngôi.

    Tại TP. HCM, tình trạng mặt bằng kinh doanh bán lẻ tại các quận huyện bị bỏ trống, treo bảng cho thuê suốt nhiều tháng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Làn sóng trả mặt bằng diễn ra ngày càng mạnh khi kinh tế khó khăn cũng như thời đại livetream bán hàng qua sàn thương mại điện tử lên ngôi.

    Ghi nhận tại các tuyến đường kinh doanh sầm uất của TP, HCM tại quận 1, quận 3, quận 5, quận 10 … không khó để bắt gặp các căn nhà cho thuê làm cửa hàng kinh doanh bị bỏ trống. Mặt tiền của những căn nhà phố này tràn ngập các dòng chữ như “cho thuê mặt bằng” hay “cho thuê nhà.

    Còn trước đây tại TP. Thủ Đức, những con đường sầm uất nhộn nhịp đa dạng các mặt hàng như Nguyễn Duy Trinh, Lò Lu, Lã Xuân Oai, Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Võ Văn Ngân, … rất khó để kiếm ra một mặt bằng trống để “chen chân” vào. Thế nhưng giờ đây, dạo một vòng quanh các con đường này, mặt bằng được chủ gắn bảng cho thuê lại rất nhiều.

    Trên các trang mạng xã hội, chỉ cần gõ từ khóa cho thuê mặt bằng trên các hội nhóm, trong một ngày có hơn chục bài viết của các môi giới cũng như chính chủ đăng bài để cho thuê, sang nhượng mặt bằng. Trong đó, khá nhiều mặt bằng là kinh doanh quán cà phê hoặc quán ăn. Điều này cho thấy, làn sóng trả hoặc sang mặt bằng diễn ra ngày càng mạnh.

    Gọi một vài số điện thoại tìm hiểu giá cho thuê, rất hiếm có mặt bằng nào có giá dưới 10 triệu, dù diện tích chỉ dưới 15m2. Không ít khách thuê mặt bằng bán lẻ hiện có nhu cầu nhưng vẫn trong trạng thái chờ đợi để có được những mặt bằng rẻ hơn. Hoặc vì một số tuyến đường sầm uất, người thuê bấm bụng đặt cọc và thuê với hi vọng sẽ mua bán được, nhưng cũng chỉ trụ được vài tháng rồi lại trả mặt bằng. Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng gần như tất cả các ngành nghề hoạt động. Nhu cầu mua sắm, ăn uống hàng quán của người dân dường như bị cắt bớt.

    Kinh tế khó khăn sau đại dịch Covid -19, tình hình chiến tranh của các nước trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Nhiều công ty phá sản, hoặc rút vốn khỏi thị trường Việt Nam,công nhân ít việc làm, không tăng ca nên thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, mạng xã hội phát triển, đặc biệt là các trang điện tử mua bán trực tuyến ra đời, với hàng loạt chiêu trò kích cầu mua sắm trên không gian mạng như voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển, săn sale giờ vàng … hàng hóa lại rẻ, chất lượng như mua sắm trực tiếp nên hiện nay nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng chiếm đa số.

    Chỉ cần ngồi nhà, dạo một vòng các sàn mua sắm điện tử để so sánh giá, xem thử đánh giá khách hàng là người mua có thể nhấn mua món hàng mình yêu thích. Ở phương diện người bán, chỉ cần setup một góc livetream trong nhà hoặc kho hàng là có thể live bán hàng. Cách thức này vừa tiếp cạnh được nhiều khách hàng, hàng hóa dễ đi. Vừa không tốn tiền mặt bằng, giảm bớt một phần chi phí thuê nhân viên nên hàng rẻ, tỷ lệ bán được hàng cao hơn so với thuê mặt bằng nên người bán hàng không còn mặn mà với việc đi thuê mướn cửa hàng.

    Có thể thấy, nếu như khoảng 2 năm về trước, việc trả mặt bằng chủ yếu diễn ra ở khu trung tâm TP.HCM thì hiện nay lan rộng ra khu vực ven như TP. Thủ Đức (quận 9, quận 2, quận Thủ Đức cũ). Các mặt bằng kinh doanh dù vị trí đẹp, đông người qua lại nhưng vì buôn bán ế ẩm, thu không đủ bù chi khiến chủ quán khó cầm cự. Nhiều chủ quán hàng không có lượng khách đã quyết định đóng cửa. Cứ thế những tấm bảng cho thuê mặt bằng ngày càng nhiều hơn.

    Minh Nhựt/Ban Phóng viên Chuyên đề

    Đóng góp ý kiến cho bài viết

    spot_img

    Phổ biến

    spot_img