More
    HomeThư bạn đọcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Ngành giáo dục thiệt hại...

    Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Ngành giáo dục thiệt hại nghiêm trọng  sau bão Yagi, xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những nhà giáo tận tâm tận lực vì thế hệ trẻ

    Chỉ vài ngày ngắn ngủi sau Lễ khai giảng năm học mới, các em học sinh ở miền Bắc nước ta phải đối mặt với cơn bão số 3 dữ dội. Mưa lũ kéo dài, thiệt hại người và của rất nhiều, tang thương không kể hết. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng trong khó khăn đó, chúng ta lại thấy được những tấm lòng đầy yêu thương của các thầy cô giáo dành cho các em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, xin được gửi đến những thầy cô lời cảm ơn và tri ân sâu sắc nhất.

    Bám trường, bám lớp để tái giảng sau bão

    Theo Bộ GD&ĐT, bão Yagi cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với ngành Giáo dục. Theo báo cáo từ các địa phương, có giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích; nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.

    Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng với tấm lòng của mình, nhiều thầy cô giáo vẫn nhất quyết bám trường bám lớp để chờ bão qua đi. Chờ ngày được đón các em học sinh thân yêu quay lại trường lớp, tiếp tục học tập tìm kiếm một tương lai tốt hơn cho các em, cho bản làng.

    Sau bão, các thầy cô giáo vùng cao vẫn bám trường bám lớp, khắc phục khó khăn đưa các em đến trường, tiếp tục tái giảng

    Tại Lào Cai và Cao Bằng, 2 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua. Các thầy, cô giáo đây vẫn vẫn còn rất khó khăn, mưa bão gây sạt lỡ, giao thông vẫn bị chia cắt. Mặc dù điều kiện như vậy, nhưng với nỗ lực vượt khó, từ nhiều ngày trước, các thầy cô giáo nơi đây đã tập trung đông đủ, bám trường, bám lớp để tu sửa, dọn dẹp vệ sinh. Đồng thời phân công nhau lội bùn đến nhà học sinh, đón các em đến trường, bố trí nơi ăn chốn ở cho các em từ trước ngày tái giảng.

    Khác với giáo viên được dạy học ở thành phố lớn, các giáo viên vùng cao luôn phải mang theo nhiều nỗi khó khăn và cực nhọc hơn. Thế nhưng, mỗi năm vẫn có hàng ngàn thầy, cô giáo trẻ tình nguyện mang con chữ đến với đàn em nơi rẻo cao xa xôi. Có lẽ với nhiều người, khi nghe đến sự khó khăn, vất vả khi làm công tác giảng dạy, “gánh chữ” lên vùng cao, chắc hẳn sẽ không khỏi ái ngại. Thế nhưng, với lương tâm nghề giáo, với tấm lòng yêu thương của mình, họ không ngại vất vả, nguy hiểm để cho các em tri thức. Cơn bão vừa qua đã minh chứng cho điêù đó. Dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng họ vẫn quyết tâm vì trường, vì lớp, vì các em học sinh nghèo khó của mình. Họ chỉ hi vọng với tri thức mình gieo cho các em, sau này, tương lai các em sẽ tươi sáng hơn. Tất cả họ đều một lòng tâm huyết với sự học vùng cao, gieo chữ, dạy người.

    Những nhà giáo suốt đời chỉ biết cho đi!

    Khi cơn bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc, cơn bão lòng cũng đổ bộ vào toàn thể người dân Việt Nam. Đã gọi nhau hai tiếng đồng bào, chúng ta không thể vui khi ngoài kia đồng bào ta đang đói khổ vì bão.

    Chúng ta thấy những đau thương do cơn bão Yagi gây ra, nhưng trong cơn bão đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng của những nhà giáo, suốt đời vì các em học sinh thân yêu, vì đồng bào thân thương.

    Đọc và xem những hình ảnh của GS.TS Lê Ngọc Thạch – giảng viên thỉnh giảng Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) khi thầy cầm cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng đến một cơ quan báo chí để ủng hộ đồng bão bị lũ lụt. Chúng ta cảm phục, chúng ta trân trọng biết bao việc làm quá đỗi ý nghĩa của thầy.

    Cuốn sổ tiết kiệm này thầy để dành từ tiền hưu trí, tiền đi dạy và cả tiền viết sách suốt nhiều năm qua. Thấy tình hình mưa bão mấy ngày qua chịu không nổi. Thấy xót xa cho bà con, thầy lập tức cầm đi ủng hộ mà không một lần suy nghĩ, đắn đo.

    Cảm động khi GS.TS Lê Ngọc Thạch khi thầy cầm cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khó khăn do lũ lụt gây ra

    Còn với Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội).  Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Thầy quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, H.Bảo Yên, Lào Cai. Thầy Khang và Trường Marie Curie nhận cấp dưỡng các cháu ăn học cho đến 18 tuổi, bằng cách: cấp tiền 3 triệu đồng/cháu/tháng, chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các bé.

    Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội). quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ

    “Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận ‘nuôi’ các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế. Quyết định của thầy Khang chắc chắn là một trong những điều tốt đẹp để các em biết rằng, trên đời vẫn còn nhiều lắm những yêu thương sẵn sàng chở che các em.

    Ngày 20/11 sắp đến, xin được tri ân nhưng những thầy giáo, cô giáo. Xin được gửi những lời cám ơn sâu sắc nhất đến những nhà giáo luôn tận tâm tận lực vì thế hệ trẻ. Một nghề cao quý nhất trong các nghề.

                                                                                    Huỳnh Nam/Ban Phóng viên Chuyên đề

    Đóng góp ý kiến cho bài viết

    spot_img

    Phổ biến

    spot_img