Trong bối cảnh làn sóng trả mặt bằng sau tết tại TP. HCM vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì với nhiều thương hiệu việc duy trì một cửa hàng vật lý truyền thống lại là yếu tố làm nên thành công. Doanh thu từ các cửa hàng vật lý này chưa bao giờ sụt giảm dù cho tình hình kinh tế có biến động.
Có thể nói, nhiều doanh nghiệp lớn vẫn bám trụ tại các cửa hàng kinh doanh ở các thành phố lớn như TP. HCM không chỉ bởi lý do truyền thống mà còn vì nhiều yếu tố chiến lược và kinh tế. Các doanh nghiệp này quyết định duy trì sự hiện diện của mình trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi. Họ biết nắm bắt cơ hội trong thách thức, thành công trụ vững thương hiệu và dự hiện diện của mình giữa lòng thành phố tấp nập.
Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, TP. HCM nổi lên như một trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, không chỉ từ trong nước mà còn từ nước ngoài. Cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng, TP. HCM tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Trong những năm qua, thành phố đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về tầng lớp trung lưu, dẫn đến nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Dù cho xu hướng tiêu dùng và mua sắm thay đổi, người tiêu dùng chọn hình thức online là chủ yếu nhưng ở nhiều ngành nghề, việc đến cửa hàng vật lý để được phục vụ nhu cầu luôn là ưu tiên của khách hàng. Điều này tạo ra sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp lớn, khiến họ không chỉ muốn duy trì mà còn mở rộng cửa hàng của mình tại đây.
Một trong những lý do chủ yếu khiến doanh nghiệp lớn vẫn bám trụ tại TP. HCM là khả năng tiếp cận khách hàng lớn. Các cửa hàng lớn tại thành phố này thường thu hút một lượng lớn người tiêu dùng mỗi ngày. Theo thống kê, TP. HCM có dân số khoảng 9 triệu người, không kể các khu vực lân cận. Đặc biệt, nhóm người tiêu dùng trẻ, đang học tập và làm việc tại đây, có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm thương hiệu. Việc có mặt tại các cửa hàng chính là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng mà còn với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại. Trong bối cảnh này, nhiều thương hiệu lớn đã chọn các mặt bằng vị trí đắc địa để xây dựng sự hiện diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Ví dụ như thương hiệu Starbucks, thương hiệu này đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2013 và nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng trên khắp các khu vực trọng điểm của TP.HCM. Những cửa hàng của Starbucks thường được đặt tại các vị trí đắc địa như quận 1, nơi có lưu lượng khách hàng cao. Starbucks không chỉ cung cấp thức uống chất lượng mà còn tạo ra không gian thư giãn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trẻ và giới văn phòng. Sự thành công của Starbucks ở TP.HCM không chỉ đến từ sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược tiếp thị đầy sáng tạo, giúp thương hiệu này trở nên gần gũi và quen thuộc với người tiêu dùng địa phương.
Còn với thương hiệu McDonald’s, dù là cửa hàng thức ăn nhanh nhưng MCDonald’s thường đặt ở những vị trí trung tâm, thu hút đông đảo đối tượng khách hàng từ sinh viên đến dân văn phòng. Bằng cách thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, McDonald’s đã điều chỉnh thực đơn để phù hợp với khẩu vị địa phương, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Chất lượng đồng nhất và dịch vụ nhanh chóng đã góp phần đáng kể vào thành công của thương hiệu này tại một thành phố năng động như TP.HCM. Cho nên thương hiệu này đến nay vẫn trụ vững trên thị trường và kinh doanh bằng cửa hàng vật lý.

Hightland là một thương hiệu quán cafe được ưa chuộng. Một số cửa hàng kinh doanh nằm trong trong chuỗi Highlands Coffee có mặt bằng thuê tại trụ sở trường Đại học, bảo tàng, công trình công cộng…Nhìn lại những địa điểm kinh doanh của Highlands Coffee có thể thấy nhãn hàng này thường xuyên có những vị trí kinh doanh thuộc dạng đắc địa thuộc dạng “có tiền cũng khó thuê” được. Thế nhưng thương hiệu này vẫn trụ vững là vì sự nổi tiếng, biết cách marketing và chất lượng sản phẩm phục vụ.
Có thể thấy, một trong những lý do chính khiến các thương hiệu trên có thể trụ vững tại các vị trí đắc địa là nhờ vào khả năng nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Họ không chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ mà còn tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Hơn nữa, các thương hiệu này thường sử dụng những chiến lược marketing sáng tạo và hiện đại, giúp họ nổi bật trong thị trường cạnh tranh. Việc kết hợp các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số đã giúp các thương hiệu tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Cuối cùng, sự đầu tư vào công nghệ và cải tiến quy trình phục vụ cũng đóng vai trò quan trọng. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và phục vụ khách hàng giúp các thương hiệu tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, bên cạnh làn sóng trả mặt bằng đang rầm rộ thì nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục bám trụ tại TP. HCM không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì nhiều lý do khác như môi trường đầu tư tốt, khả năng tiếp cận khách hàng lớn, và sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp, họ linh hoạt và nhạy bén để thích nghi với những thay đổi, từ đó xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững và lâu dài. Việc duy trì sự hiện diện tại các cửa hàng kinh doanh không chỉ là quyết định chiến lược mà còn là hành động thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng và thị trường.
Tương lai của các thương hiệu vẫn trụ vững khi kinh doanh bằng cửa hàng vật lý tại TP.HCM trong cơn sốt trả mặt bằng đang nóng. Họ vẫn “tĩnh” giữa “sóng”. Điều này hứa hẹn các thương hiệu này sẽ còn phát triển hơn nữa khi thị trường ngày càng mở rộng, mang đến lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào việc định hướng văn hóa tiêu dùng của thành phố hiện đại.
Trí Bão/ Ban Phóng viên – Chuyên đề