More
    HomeThư bạn đọcMiễn học phí cho học sinh trường công lập: Một chính sách...

    Miễn học phí cho học sinh trường công lập: Một chính sách hợp lòng dân

    Vừa qua, thông tin Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh cả nước, từ bậc mầm non đến trung học phổ thông được truyền thông rộng rãi đến người dân khắp cả nước. Ngay lập tức, thông tin này trở nên “viral” vì tính nhân văn tích cực và quá hợp lòng dân.  

    Có thể nói, quyết định miễn toàn bộ học phí cho học sinh trường công lập không chỉ mang lại lợi ích trước mắt. Trước tiên là giảm đi một phần gánh nặng kinh tế cho người dân đang có con theo học tại các cấp bậc, giảm thiểu tỷ lệ trẻ em không được đến trường hoặc bỏ học vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mà nhìn xa hơn về tương lai, khi đất nước ra đang bước vào kỷ nguyên mới. Thì quyết định miễn học phí này của Bộ Chính trị là một sự đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước. Bởi một quốc gia muốn phát triển bền vững thì không chỉ dựa vào tài nguyên hay công nghệ, mà còn cần phải đầu tư vào con người. Mọi học sinh đều có cơ hội tiếp cận tri thức. Chính vì vậy, mọi thế hệ trẻ của Việt Nam đều có quyền được tiếp cận với giáo dục, có tri thức mà không bị bất cứ một rào cản nào thì việc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới sẽ không còn là điều khó khăn.  

    Đối với phụ huynh học sinh các cấp, nếu mỗi gia đình có từ 2 con trở lên đang theo học tại các cấp bậc thì việc “gánh” học phí và các khoản tiền khác cho con là “quá nặng”. Chính vì vậy, khi quyết định miễn học phí được ban hành, nó ngay lập tức “viral” vì đánh trúng tâm lý của phụ huynh. Nhẹ gánh một phần lo toan cho con đường học hành của con cái là niềm vui hơn bao giờ hết. Thông tin này đã ngay lập tức tạo hiệu ứng tích cực, mang lại niềm vui cho các học sinh, phụ huynh và cả các nhà trường. Quyết định miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập đang nhận được sự đồng thuận rất lớn từ người dân, giáo viên, lãnh đạo các địa phương.

    Trước tiên, cần hiểu rõ về chủ trương miễn học phí trong hệ thống giáo dục công lập. Quyết định này được đưa ra với mong muốn hỗ trợ để tất cả trẻ em đều có thể tiếp cận giáo dục một cách công bằng. Các em học sinh sẽ có thể tiếp tục học tập, hạn chế tình trạng bỏ học do hoàn cảnh kinh tế. Với những cải cách như vậy, nhà nước đã thể hiện rõ tính nhân văn và sự đầu tư vào nguồn nhân lực cho tương lai.

    Một trong những lợi ích lớn nhất của chủ trương miễn học phí là giảm áp lực tài chính cho các gia đình. Trước đây, học phí cùng với các khoản chi phí khác như sách vở, đồng phục, và hoạt động ngoại khóa đã gây nhiều gánh nặng cho các bậc phụ huynh. Nhiều gia đình phải chắt chiu từng đồng để có thể lo cho con cái theo học trường công. Tuy nhiên, khi học phí được miễn, phụ huynh không còn phải lo lắng nhiều về vấn đề này. Họ có thể dành phần ngân sách đó cho các nhu cầu khác của gia đình, từ thực phẩm đến y tế, và đầu tư vào các hoạt động phát triển khác cho trẻ.

    Việc miễn học phí trong các cấp học từ mầm non đến THPT hệ công lập là một chính sách rất hợp lòng dân.

    Chị Bảo Trâm – một phụ huynh đang cho con đang theo học tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Nở – TP. Thủ Đức cho biết: “Tôi rất vui trước chính sách này của Nhà nước, với chính sách này, gia đình tôi giảm một phần chi phí khi cho con đi học, ngoài ra còn có thể cho con học thêm các môn năng khiếu nếu con có sở thích mà không phải tính toán nhiều”.

    Còn với anh Đức Hòa – phụ huynh có 3 con đang trong độ tuổi TH và THCS ở phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương: “Với việc được miễn học phí cho 3 con, tôi nhẹ nhõm hơn sau này khi đến tháng thanh toán tiền học cho các con. Có lẽ với nhiều người, mức hỗ trợ miễn học phí này không bao nhiêu. Có cũng được không có cũng không sao, nhưng với gia đình đông con thì đây là một quyết định rất hợp tình hợp lý. Rất đúng mong mỏi của người dân chúng tôi”.

    Có thể thấy, ngoài lợi ích tài chính, việc miễn học phí còn tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập tốt hơn. Khi không phải lo lắng về vấn đề tài chính, học sinh sẽ có thể tập trung vào việc học, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục và phát triển bản thân. Nếu học sinh có môi trường học tập ổn định và không bị áp lực tài chính thường có kết quả học tập tốt hơn. Điều này không chỉ có lợi cho cá nhân từng học sinh mà còn cho nền giáo dục và xã hội nói chung.

    Hơn nữa, chính sách miễn học phí còn góp phần giảm bớt khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Ở các vùng nông thôn hay miền núi, nơi điều kiện kinh tế khó khăn hơn, việc miễn học phí sẽ khuyến khích trẻ em tới trường, từ đó nâng cao tỷ lệ học sinh đi học và giảm tỷ lệ bỏ học. Điều này không chỉ giúp phát triển tri thức cho bản thân mỗi học sinh mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.

    Với chủ trương nhân văn miễn học phí công lập đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ huynh và học sinh, giúp giảm bớt áp lực kinh tế và tạo ra cơ hội học tập tốt hơn cho trẻ em. Bên cạnh đó, chính sách này cũng đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền giáo dục Việt Nam, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cả thế hệ tương lai.

    Lê Hiệp/ Ban Phóng viên – Chuyên đề

    Đóng góp ý kiến cho bài viết

    spot_img

    Phổ biến

    spot_img