More
    HomeThư bạn đọcXu hướng kinh tế bền vững: Cần sự phối hợp chặt chẽ...

    Xu hướng kinh tế bền vững: Cần sự phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp

    Tăng trưởng xanh và phát triển nền kinh tế bền vững từ lâu đã không còn xa lạ khi chúng ta liên tiếp nhận được các báo động đỏ liên quan đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong đó vấn đề chính được nêu ra cho doanh nghiệp chính là bài toán về một nền công nghiệp xanh – Giảm phát thải khí carbon (CO2). Đứng trước mục tiêu chung là đưa mức phát thải ròng về “0” – Net zero vào năm 2050, doanh nghiệp cần làm gì?

    Khí thải carbon – hậu quả sâu rộng và khó lường

    Lượng khí thải carbon được tạo ra hàng ngày tạo thành khí nhà kính chính, xâm nhập vào khí quyển, giữ nhiệt trong bầu khí quyển Trái đất, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu cùng các hệ quả liên quan khác như: biến đổi khí hậu, băng tan, nước biển dâng, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, mất đa dạng sinh học… Trong đó, hoạt động công nghiệp đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, là một trong những nguồn phát thải CO2 lớn nhất.

    Mặc dù lối sống bền vững và các thực hành bền vững đã có từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại, nhưng bản thân khái niệm và thuật ngữ về tính bền vững vẫn còn tương đối trẻ. Các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và nguồn cung cấp thực phẩm đang gây ra những cuộc khủng hoảng hiện hữu cho con người và doanh nghiệp, đồng thời hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng đang ngày càng bị gián đoạn. Toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang tìm một ngôn ngữ chung cho Tương lai chung của chúng ta”, định nghĩa “phát triển bền vững” là “đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

    Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ giảm carbon của thế giới?

    Tại Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Net Zero cho Việt Nam vào năm 2050, từ đó cho thấy cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – Net Zero của chính phủ Việt Nam, bắt đầu bằng việc khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Cũng theo các chuyên gia môi trường, cộng đồng doanh nghiệp có vai trò là một chủ thể hạt nhân, nòng cốt và tinh thần xung kích trong việc thực thi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt đối với mô hình kinh tế tuần hoàn này. Thực tiễn cũng cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã có nhiều sáng kiến hay trong việc ứng dụng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững vào các hoạt động của doanh nghiệp.

    Tính bền vững kinh tế tập trung vào sự phát triển bền vững (tức là lợi nhuận) của một doanh nghiệp. Đôi khi, sự bền vững về kinh tế dường như mâu thuẫn với sự bền vững về môi trường, đó là nguồn gốc của các khái niệm “bền vững yếu” và “bền vững mạnh mẽ”. Tính bền vững yếu ngụ ý ý tưởng rằng các công nghệ do con người tạo ra có thể thay thế các hệ thống tự nhiên. Ví dụ, công nghệ thu giữ carbon có thể hiệu quả hơn khả năng chuyển đổi carbon dioxide thành oxy của cây. Mặt khác, tính bền vững mạnh mẽ cho thấy các hệ thống tự nhiên có khả năng bảo vệ môi trường tốt hơn. Vì vậy, công nghệ phải nhường chỗ cho những hệ thống này vì phát triển kinh tế không thể thay thế được thiên nhiên. Trong cả hai trường hợp, công thức cho sự bền vững kinh tế nằm ở sự cân bằng giữa lợi nhuận và bảo vệ môi trường sinh thái của hành tinh.

    Ngày 17/1/2024, PwC Việt Nam chính thức ra mắt Nghiên cứu chỉ số Net Zero năm 2023 – tổng hợp số liệu phát thải carbon năm 2022 của toàn cầu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, mặc dù không có nền kinh tế nào ở Châu Á – Thái Bình Dương đạt gần đến tỷ lệ khử carbon yêu cầu là 17,2% hàng năm để có thể đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5°C, nhưng 5 nền kinh tế, bao gồm New Zealand, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam, đã vượt mốc giảm phát thải carbon theo mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Mặc dù các nội dung NDC dường như đã phù hợp với tham vọng Net Zero của Việt Nam vào năm 2050, vẫn cần có nhiều hành động thiết thực hơn nữa để tăng tốc đến một tương lai đạt phát thải ròng bằng không. Hơn nữa, việc nắm bắt chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch không chỉ là một yêu cầu cấp thiết về môi trường mà còn mang lại vô số cơ hội chưa được khai thác.

    Xu hướng kinh tế bền vững: Môi trường có vững, kinh tế mới bền

    Theo các doanh nghiệp, cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất chính là ba bước quan trọng để chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero. Chính vì thế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng việc trồng cây, phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng khả năng hấp khí nhà kính, giảm phát thải ra môi trường.

    Thêm vào đó, bằng việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu, thông qua sự kết hợp hiệu quả của chính sách và các chiến lược giảm thiểu phát thải, Việt Nam có thể nhận được nhiều lợi ích tài chính từ việc thu hút đầu tư bền vững, tạo thêm việc làm và trở thành quốc gia tiên phong về công nghệ sạch, hướng tới một tương lai bền vững và phát thải carbon thấp. Các doanh nghiệp cũng cần nhận ra những thách thức và cơ hội do việc áp dụng các hoạt động kinh doanh bền vững mang lại để đạt được sự phát triển bền vững. Mặc dù không có cách tiếp cận chung nào phù hợp cho tất cả để giảm lượng khí thải carbon hoặc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, nhưng có một số ví dụ rõ ràng về những gì doanh nghiệp có thể làm để xây dựng một tương lai bền vững hơn.

    Hiện nay, với mục tiêu chung của chính phủ là cần cộng đồng doanh nghiệp trong nước và FDI chung tay hướng đến một nền kinh tế bền vững, một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và ứng dụng một số phương pháp đáng chú ý như: sử dụng bao bì xanh để sản xuất các vật liệu trọng lượng nhẹ, có khả năng tái chế 100%; sử dụng nhựa polymer xanh, là một loại nhựa thân thiện với môi trường, tối ưu lợi ích và giá trị sử dụng.

    Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường, vì vậy cần có lộ trình chuyển đổi sang doanh nghiệp xanh. Để làm được điều này, trước hết doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính xanh, xác định những cơ hội và thách thức về tài chính xanh; xây dựng chiến lược trong việc xanh hóa hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm với môi trường và xã hội; thực hiện quản trị xanh để nâng cao khả năng tiếp cận các công cụ tài chính xanh ưu đãi từ thị trường tài chính xanh trong và ngoài nước.

    Chúng ta cần biết rằng, những doanh nghiệp nghiêm túc trong việc tích hợp các hoạt động bền vững vào hoạt động của mình đang đạt được những lợi thế kinh doanh có giá trị, bao gồm:

    1. Lợi thế cạnh tranh

    55% người tiêu dùng cho rằng trách nhiệm với môi trường là rất hoặc cực kỳ quan trọng khi lựa chọn thương hiệu. Được biết đến như một doanh nghiệp bền vững có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và giúp bạn thu hút những người tiêu dùng ủng hộ các công ty tích cực tham gia vào các hoạt động bền vững.

    • Sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư

    Vào năm 2021, 4/5 nhà đầu tư cá nhân có kế hoạch hành động vì các yếu tố bền vững hoặc trách nhiệm xã hội.

    • Đáp ứng các yêu cầu quy định

    Các chính phủ sẽ tiếp tục mở rộng các mục tiêu quản lý và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Triển khai sớm các giải pháp bền vững để đáp ứng các yêu cầu quy định mới này và liên tục nắm bắt, đo lường, đánh giá và báo cáo về hiệu suất ESG để luôn dẫn đầu.

    • Kéo dài tuổi thọ của các khoản đầu tư chuyển đổi

    Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở hầu hết các công ty. Nếu quá trình chuyển đổi này diễn ra bền vững, bạn sẽ xây dựng được một doanh nghiệp kiên cường hơn, sẵn sàng đón nhận những đột phá và cơ hội mới.

    • Tuyển dụng nhân tài

    Nhân viên đang tìm kiếm việc làm có mục đích muốn làm việc cho các công ty bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Bằng cách xây dựng danh tiếng là một doanh nghiệp bền vững, bạn có thể thu hút và giữ chân những nhân viên phù hợp cho công ty của mình.

    • Tăng trưởng doanh thu

    Bằng cách thực hiện các hoạt động bền vững, giảm mức tiêu thụ tài nguyên và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, các tác nhân thay đổi ngày hôm nay sẽ trở thành người chiến thắng trong ngày mai khi họ tăng được lợi nhuận. Mặc dù công việc có tác động tổng thể lớn hơn có thể tốn nhiều chi phí ban đầu hơn nhưng lợi ích lâu dài sẽ xứng đáng với khoản đầu tư.

    Bảo Phương

    Đóng góp ý kiến cho bài viết

    spot_img

    Phổ biến

    spot_img